Ép cọc là một trong những dịch vụ thi công không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà ở , công trình . Nên ép cọc vuông hay cọc tròn ? Chắc hẳn là sự vân của nhiều người và ưu nhược điểm của từng loại ra sao ? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết trên đây .
Trong quá trình xây dựng nhà, công đoạn ép cọc dưới đất rất quan trọng mà cần phải lưu ý thật kỹ. Ép cọc giúp công trình trở nên bền bỉ và vững chắc theo thời gian. Do đó, cần phải hết sức lưu ý khi lựa chọn đơn vị thi công ép cọc đảm bảo chất lượng tốt.
Phương pháp ép cọc mang đến những ưu điểm gì cho công trình?
-
Hạn chế tiếng ồn khi thi công ép cọc, không làm ảnh hưởng đến xung quanh.
-
Kiểm tra được chất lượng nền móng theo từng giai đoạn một cách dễ dàng từ lúc ép cọc bằng máy, xác định được mức chịu tải của cọc.
-
Thi công ép cọc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí
2. Những điều cần lưu ý khi ép cọc
2.1. Nên ép cọc vuông hay tròn?
Thực tế, lựa chọn cọc vuông hay cọc tròn phụ thuộc vào điều kiện địa chất và vị trí công trình thi công. Trong đó:
2.1.1. Cọc vuông
Cọc bê tông vuông phù hợp khi sử dụng cho công trình ở khu vực nền đất mới được san lấp, đất nền có chướng ngại vật. Loại cọc này sử dụng làm nền móng cho nhà dân thường, khu nhà dân cư, nhà cấp 4. Cọc vuông có thể xuyên qua các lớp đất đá địa chất phức tạp, chướng ngại vật, đảm bảo cọc không nứt hoặc gãy khi thi công.
2.1.2. Cọc tròn
Loại cọc tròn này được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại trong nhà máy. Ở khu vực địa chất không có chướng ngại, mới được san lấp thì dùng loại cọc tròn rất phù hợp. So với cọc bê tông vuông thì loại cọc bê tông tròn giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng thi công hơn
2.2. Khoảng cách giữa 2 cọc ép là bao nhiêu
Dựa theo quy trình 22TCN – 272 – 05 thì khoảng cách giữa các cọc ép bê tông tối thiểu là 0,3D (D là đường kính của cọc ép). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng loại công trình mà các kỹ sư sẽ đưa ra khoảng cách phù hợp.
-
Khoảng cách giữa 2 cọc ép bê tông không được nhỏ tối thiểu hơn 2,5 hay 0,75 lần chiều rộng và đường kính cọc.
-
Khoảng cách giữa 2 cọc ép tối đa là 6D.
2.3. Một số việc cần thực hiện khi thi công ép cọc bê tông
Khi đã chuẩn bị xong các bước để thi công ép cọc bê tông rồi thì bạn cần thực hiện những việc sau đây:
-
Đánh dấu các vị trí đóng cọc ép theo đúng như đã tính toán thật chính xác.
-
Kiểm tra thông số của máy đóng cọc để tiến hành ép cọc bê tông xuống đất.
-
Ép cọc bê tông đúng với độ sâu đã được quy định trước để đảm bảo chất lượng công trình.
-
Kiểm tra các mối hàn, chiều dài, chiều cao thật kỹ.
-
Kiểm tra các yếu tố kỹ thuật an toàn để tiến hành thi công đảm bảo an toàn.
3. Kinh nghiệm ép cọc mới nhất 2022
Kinh nghiệm ép cọc mới nhất 2022 cho bạn tham khảo để thi công ép cọc đảm bảo chất lượng.
3.1. Ép cọc qua lớp cát
Ép cọc ở những nơi có lớp cát dày sẽ khó đâm cọc xuyên qua. Mũi cọc khi được ép xuống lớp cát bị nén tạo thành lực ma sát xung quanh cọc khiến cọc khó mà ép được xuống lớp cát dày. Để khắc phục tình trạng này thì lúc ép cọc thì nên khoan dẫn cọc, khoan rút đất tạo lỗ để dễ dàng ép cọc xuống đất hơn cũng như đảm bảo được an toàn cho công trình, tránh sụt lún nền.
3.2. Ép cọc trên nền đất yếu
Phân loại các loại nền đất dựa trên vị trí đất bao gồm lớp mặt, tầng nông, tầng sâu. Mỗi tầng sẽ có cách xử lý khác nhau để phù hợp và đúng với tính chất của lớp đất. Phương pháp áp dụng xử lý chung là dùng chất tải nến trước rồi tầng đệm cát, gia cố nền đường, dùng bệ phản áp, sử dụng các vật liệu nhẹ để xử lý lớp đất,… Tiếp đến là thay lớp đầm chặt, thoát nước cố kết, thả đá hộc, tạo nền móng phức hợp từ cọc bê tông, cọc xi măng đất, cọc cừ tràm, cọc vôi hoặc cọc tre. Những kinh nghiệm ép cọc trên hy vọng sẽ giúp bạn có thể xử lý ép cọc bê tông cho công trình đảm bảo an toàn và chất lượng.